Lõi Trái đất cung cấp nhiên liệu cho núi lửa hoạt động cũng như gây ra sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. Đặc biệt, nhiệt độ của lõi Trái đất còn cao hơn cả nhiệt độ bề mặt của Mặt trời. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng eccellio.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
I. Lõi Trái đất là gì?
Để biết được nhiệt độ của lõi Trái đất, chúng ta cần phải có những hiểu biết nhất định về lõi của Trái đất. Theo kết quả một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Nature, lõi Trái đất không phải là chất rắn hay chất lỏng mà nó ở trạng thái siêu nguyên tử.
Kể từ khi hình thành, lõi Trái đất đã có sự giảm nhiệt độ nhưng tốc độ giảm rất chậm. Theo ước tính, tốc độ nguội đi của lớp lõi này là 100 độ/tỷ năm.
Lớp lõi Trái đất nằm sâu bên trong lòng nên mọi nghiên cứu về lớp lõi này đều phải thông qua các cách gián tiếp như sử dụng các ghi nhận sóng địa chấn động đất, lý thuyết về nhiệt độ nóng chảy của sắt…
II. Nhiệt độ của lõi Trái đất là bao nhiêu?
Trái đất là hình tinh có hình cầu, trong đó lớp lõi là nơi cứng nhất với mật độ vật chất, áp suất và nhiệt độ lớn nhất.
1. Mức nhiệt độ của lõi Trái đất cao như thế nào?
Theo kết quả nghiên cứu từ các tổ chức khoa học, nhiệt độ ranh giới giữa lõi trong và ngoài của Trái đất lên đến 6000 độ C – con số này tương đương với mức nhiệt độ của bề mặt Mặt trời và cao hơn khoảng 1000 độ so với những tính toán trước đây.
Kết quả nhiệt độ của lõi Trái đất này được thực hiện thông qua một thử nghiệm. Theo đó, các nhà khoa học đã đo nhiệt độ nóng chảy của sắt với độ chính xác cao nhất trong phòng thí nghiệm. Sau đó, dùng kết quả đến tính toán mức nhiệt độ ranh giới giữa lõi trong và ngoài của Trái đất.
Ngoài ra, kỹ thuật chụp X-quang mới cũng đã giúp nhóm nghiên cứu đo được mức nhiệt độ nóng chảy của thanh kim loại nhanh hơn so với những thử nghiệm khác trong quá khứ.
Trước đây những mẫu sắt này được nén bởi áp suất cao trong phòng thí nghiệm nên chỉ tồn tại trong khoảng vài giây, điều này khiến các nhà khoa học không thể xác định được đúng thời điểm mà chúng bắt đầu chuyển từ rắn sang lỏng.
Trong khi đó lõi trong của Trái đất là phần cứng nhất. Giới khoa học nhận định phần lõi này được tạo nên bởi hỗn hợp sắt và niken nằm ở độ sâu khoảng 2890 km và có độ dày lên đến 2260km.
Bởi vậy nhiệt độ lõi Trái đất là chỉ số quan trọng giúp các nhà khoa học giải thích được cơ chế địa cầu tạo ra trường từ điện. Mức nhiệt độ chênh lệch giữa 2 lõi đạt từ 15000 độ C trở lên để chuyển động tự xoay của Trái đất có thể tạo ra từ trường.
2. Lõi Trái đất có nguội dần không?
Toàn bộ nhiệt độ của lõi Trái đất đều có xu hướng nguội dần đi khi nó được hình thành cách đây 4.5 tỷ năm. Vậy điều gì xảy ra khi lõi Trái đất dần hạ nhiệt?
Như đã chia sẻ, lõi Trái đất có mối quan hệ rất quan trọng với lớp vỏ bên ngoài. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, lõi Trái đất chính là nguồn năng lượng cho quá trình vận động của bên trong Trái đất và tạo ra nguồn dinh dưỡng màu mỡ cho đất để phát triển nông nghiệp.
Hơn thế, nguồn năng lượng này cũng được con người khai thác tối đa, sự phun trào của núi lửa cung cấp cho con người một lượng khoáng sản đa dạng như thiếc, vàng, bạc, đồng hay kim cương.
Do đó, khi nhiệt độ lõi Trái đất nguội dần thì không còn những thiên tai đáng sợ như sóng thần, núi lửa, động đất… Thế nhưng điều này còn có nghĩa là một thiên tai đáng sợ hơn sẽ xảy đến, đó là ngày tận thế.
Theo giới khoa học, khi lõi Trái đất ngừng chuyển động thì Trái đất không cong quay xung quanh Mặt trời hết 365 ngày nữa mà thời gian sẽ rút ngắn lại rất nhiều.
Không những vậy, thời gian giữa ngày và đêm cũng không còn luân phiên mà thay vào đó 6 tháng là đêm và 6 tháng là ngày.
Thứ hai, lõi Trái đất bao gồm sắt, niken có từ trường chuyển động thành dòng tạo nên lớp từ quyển có vai trò bảo vệ Trái đất trước những cơn bão điện từ Mặt trời. Vậy nên, khi nhiệt độ của lõi Trái đất dần nguội lạnh thì lớp từ trường này cũng biến mất.
Lúc này Trái đất không khác gì sao Hỏa khi mất đi bầu khí quyển và chịu những mối nguy hiểm từ các cơn bão Mặt trời, thiên thạch hay tiểu hành tinh tấn công.
Bề mặt của Trái đất sẽ bị tàn phá đến mức sự sống không thể tồn tại, nguồn nước dần bốc hơi. Và khi đó, Trái đất chỉ là hành tinh chết.
III. Lý do con người không cảm nhận được nhiệt độ lõi Trái đất
Như đã chia sẻ, nhiệt độ lõi Trái đất lên đến 6000 độc C, cao hơn cả bề mặt của Mặt trời thế nhưng chúng ta lại không thể cảm nhận được điều đó. Bởi vì Trái đất vẫn chưa thể đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt, vì thế mà nhiệt độ từ phần lõi chưa thể truyền đi hiệu quả đến bề mặt trái đất.
Bên cạnh đó, phần lớn nhiệt độ của lõi Trái đất đều được sinh ra từ quá trình phân rã phóng xạ. Tuy nhiên, lượng nhiệt sau khi sinh ra phải đi qua lớp đà và không khí lạnh dày nên chúng ta không thể cảm nhận được sức nóng này.
Khoảng 4.6 tỷ năm trước, Trái đất có môi trường rất kinh khủng, khắp nơi đều là những miệng nứt màu đỏ và mắc ma có thể hpun trào khỏi bề mặt đất bất cứ khi nào.
Cùng với đó là việc va chạm liên tục với các tiểu hành tinh, sao chổi nên nhiệt độ bề mặt của Trái đất khi đó lên đến 1200 độ C. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ của vũ trụ thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ của Trái đất nên sau mỗi lần va chạm, bề mặt của Trái đất cũng nguội dần nhanh chóng.
Cũng bởi vậy mà Trái đất cũng dần phân hóa thành lõi nóng, lớp vỏ ít nóng, lớp manti.
Theo tính toán của các nhà khoa học, mức nhiệt lõi Trái đất sẽ duy trì ở mức 6000 độ C trong khoảng 1 tỷ năm nữa. Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sức nóng từ phần lõi Trái đất ở các mạch suối nước nóng, rặng núi lửa gần đại dương….
IV. Kết luận
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về nhiệt độ của lõi Trái đất cũng như các kiến thức thú vị khác về hành tinh mà chúng ta đang sinh sống. Đừng theo theo dõi những bài viết Khoa học tiếp theo để bổ sung thêm nhiều kiến thức, thông tin hấp dẫn khác nhé.