Cá là một trong những loài động vật sống dưới nước khá quen thuộc với mọi người. Câu hỏi cá đẻ trứng hay đẻ con được rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được đáp án thú vị cho câu hỏi này nhé!
Contents
I. Cá đẻ trứng hay đẻ con?
Cá là loại động vật có dây sống và phần lớn là mang máu lạnh hay còn gọi là ngoại nhiệt. Cá sinh sống dưới nước và theo kết cấu cơ thể thì gần như tất cả các loại cá đều có mang, một số loại có phổi. Trên thế giới hiện nay, người ta phát hiện ra khoảng 31.900 loài cá khác nhau, chính vì vậy mà cá là một trong những nhóm động vật đa dạng nhất trong hệ động vật có dây sống.
Cá đẻ trứng hay đẻ con luôn là một câu hỏi được rất nhiều người đạt ra. Thực chất, tùy theo chủng loại cũng như tập quán sinh sống mà cá sẽ có các hình thức sinh sản khác nhau. Cụ thể các hình thức sinh sản gồm có 3 loại chính như sau:
- Cá đẻ trứng
- Cá đẻ con
- Cá ấp trứng trong miệng
Cụ thể các hình thức sinh sản này như thế nào? Cùng theo dõi phần sau để biết chi tiết hơn nhé!
II. Phân loại cá theo từng hình thức sinh sản
1. Cá đẻ trứng
Tên tiếng Anh của cá đẻ thai trứng là Ovoviviparous fish, những loài cá này sinh sản bằng hình thức noãn thai sinh. Sau khi thụ tinh bên trong, các trứng được chứa trong bụng của cá cái và mỗi một phôi sẽ phát triển độc lập ngay bên trong trứng của chính nó. Khi cá con nở ra sẽ tương tự với con của phần lớn những động vật có vú.
Một số loài cá đẻ trứng phổ biến là: Cá bảy màu, cá họ khổng tước, một số loài cá mập, cá nhám, cá đuôi kiếm,…
2. Cá đẻ con
Cá đẻ con hay còn gọi là Viviparous fish sẽ sinh sản bằng cách cho phép các phôi ở trong bụng cá mẹ như cá đẻ trứng thai. Tuy nhiên sự khác biệt ở đây là những phôi của cá đẻ con hấp thụ dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ những chất dinh dưỡng có trong trứng. Cá con sau khi được đẻ ra cũng có hình thái giống như ở động vật có vú.
Những loài ác đẻ con thường sống khá bất thường, ví dụ như Họ Cá chìa vôi Syngnathidae bao gồm phân họ Hippocampinae chi cá ngựa Hippocampus, phân họ cá chìa vôi Syngnathinae (pipefish) trứng của những loại cá này sẽ được con đực ấp thay vì là con cái. Có khá nhiều trường hợp trứng ấp sẽ phụ thuộc nhiều vào nguồn oxy cũng như chất dinh dưỡng được cung cấp bởi cá đực.
Một số loài cá đẻ con thường thấy là: Cá bảy màu Guppy, cá Bình Tích, cá Mún, họ cá Bốn mắt, họ cá Goodei, họ cá Mỏ kìm, họ cá Ăn muỗi,…
Video cận cảnh cá Bảy màu đẻ con:
3. Cá ấp trứng trong miệng
Mouthbrooder là tên tiếng anh của loài cá ấp trứng trong miệng, loài cá này sinh sản bằng hình thức noãn thai sinh. So với các hình thức sinh sản khác thì hình thức sinh sản này cá con phát triển tốt hơn và khả năng sống sót cũng cao hơn.
Những loài cá sinh sản bằng hình thức ấp trứng trong miệng bao gồm: phần lớn họ Cá hoàng đế Cichlidae cá Cichlid,…
III. Các giai đoạn phát triển của cá con
Tùy vào hình thức sinh sản mà cá con sẽ có các giai đoạn phát triển khác nhau nhưng nhìn chung thì khi trứng mới nở thành cá con chúng sẽ được bao bọc bằng một màng bọc đỏ cung cấp chất dinh dưỡng. Lúc mới nở, cá con thường khá yếu ớt và chưa thể tự nuôi sống bản thân nên màng đỏ này sẽ giúp cá con cứng cáp hơn. Thời điểm này cá con cần được tách ra nuôi riêng vì nếu nuôi chung với các loài cá lớn khác thì chúng sẽ rất dễ biến thành thức ăn cho cá lớn.
Đến lúc màng đỏ biến mất thì chúng cũng có thể tự thích nghi với môi trường để nuôi sống bản thân, thời điểm này thường được gọi là giai đoạn cá bột. Cá con ban đầu sẽ có khả năng bơi khá kém, thức ăn của chúng chủ yếu là các loài trùng cỏ có kích thước rất nhỏ. Theo thời gian, cá con sẽ phát triển thêm về cả kích thước lẫn vây cá đến giai đoạn này cá con sẽ được gọi là cá giống.
Giai đoạn trưởng thành của cá sẽ kéo dài từ lúc cá có thể tự nuôi sống bản thân cho đến lúc nó phát triển đầy đủ và tương tác sinh sản với cá trưởng thành khác. Đối với những người nuôi cá, nếu muốn thả cá con thì cần phải lưu ý thả chúng vào ao ương trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào, điều này là để cho những địch hại của cá bột (giáp xác chân chèo, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày…) chưa kịp phát triển.
IV. Cách phân biệt cá cái và cá đực
Mỗi loài cá sẽ có cách phân biệt cá đực và cá cái khác nhau nhưng phần lớn thì các loài cá đều có thể phân biệt rõ ràng giới tính nhờ những đặc điểm như sau:
1. Đặc điểm của cá cái
Cá cái của nhiều loài đều mang những đặc điểm như sau:
- Màu sắc của cá cái thường có phần không sặc sỡ và nhạt hơn cá đực.
- Hình dáng thân thể của cá cái lớn hơn, bụng to hơn.
- Vân ngắn, vây ngực cùn.
- Môi không dày, miệng không nổi
- Trên nang không có nốt sần.
2. Đặc điểm của cá đực
Cá đực thường mang những đặc điểm khác biệt với cá cái như sau:
- Màu sắc sặc sỡ và bắt mắt.
- Phần bụng không rõ ràng.
- Thân hình nhỏ và mảnh mai.
- Vây dài, vây ngực nhọn.
- Môi dày hơn môi cá cái rõ rệt.
- Trên nang có các nốt sần.
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi cá đẻ trứng hay đẻ con. Nếu bạn có dự định nuôi cá thì hãy tìm hiểu thông tin cụ thể về loài cá mình định nuôi cùng khả năng sinh sản của chúng để có những chuẩn bị tốt nhất.